10 cách để tăng tốc một chiếc PC chạy Windows 10

Ngày đăng 16/6/2022 1088 Lượt xem

Nếu bạn thấy PC của mình chạy chậm đi và không hoạt động như trước nữa, thì tăng cường các cài đặt của Windows 10 có thể giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của PC. Windows 10 là một trong những hệ điều hành có hiệu suất tốt nhất được sử dụng ngày nay nhưng lại đi kèm với nhiều tính năng sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống mà có thể làm giảm hiệu năng của PC. Microsoft thậm chí đã thêm các tính năng tích hợp sẵn cho phiên bản Windows 10 mới nhất để cải thiện hiệu suất tổng thể. Tuy nhiên PC của bạn vẫn có thể tiếp tục phải chịu đựng hiệu năng chậm.

Các lý do như thiếu dung lượng lưu trữ, bảo trì và phần cứng không mạnh có thể là thủ phạm của tốc độ chậm. Từ việc dọn dẹp các chương trình và ứng dụng không sử dụng đến việc nâng cấp phần cứng, có một số thứ mà bạn có thể làm để tăng tốc Windows 10 và đưa PC của bạn về lại thời kỳ có hiệu năng tối ưu.

1. Kiểm tra bản cập nhật mới nhất

Cửa sổ cập nhật Windows 10

Một trong những cách tốt nhất để tận dụng tối đa PC của bạn là cài đặt bản cập nhật Windows 10 mới nhất. Microsoft thường xuyên phát hành các bản cập nhật để sửa những lỗi thông thường và lỗi hệ thống làm giảm hiệu năng hệ thống. Một số bản cập nhật khá nhỏ trong khi một số lại là những thay đổi lớn đối với hệ thống có mục đích tìm kiếm trình điều khiển thiết bị mới nhất có thể giúp cải thiện hiệu năng của PC.

Để kiểm tra bản cập nhật, mở trình đơn Windows, sau đó chọn Settings > Update & Security > Windows Update > Check for Updates. Nếu có bản cập nhật, hãy chọn Install now. Khởi động lại PC và kiểm tra xem máy có chạy ổn hơn không.

2. Khởi động lại PC

Việc này nghe có vẻ như đơn giản nhưng thường xuyên khởi động lại PC có thể giúp tăng tốc hệ thống của bạn. Nhiều người để cho chiếc PC của mình chạy liên tục hàng tuần và đặt máy tính ở chế độ ngủ thay vì tắt máy hoàn toàn. Điều này sẽ tích lũy các chương trình và công việc trong bộ nhớ của PC và làm chậm các tác vụ hằng ngày như mở chương trình và truy cập tập tin.

Với việc tắt máy mỗi ngày, bạn cho phép PC làm mới bộ nhớ và sẵn sàng cho hiệu năng tối ưu vào hôm sau. Nếu bạn chú ý thấy PC chạy chậm trong các tác vụ hằng ngày như mở chương trình và truy cập tập tin hoặc tài liệu, hãy thử tắt hoặc khởi động lại PC. Hãy nhớ lưu công việc của bạn trước khi tắt hoặc khởi động lại máy tính.

3. Tắt khởi chạy các chương trình khi khởi động

Danh sách các chương trình khởi động

Hiệu năng PC có thể bị ảnh hưởng khi có quá nhiều chương trình và ứng dụng mở cùng một lúc. Nhiều trình cài đặt sẽ ra lệnh cho Windows chạy chương trình của mình ngay khi bạn khởi động PC, điều này sẽ làm giảm hiệu năng hệ thống.

Để tắt khởi chạy các chương trình khi khởi động, mở Task Manager và sau đó nhấp vào thẻ Startup. Hãy chú ý đến cột 'Startup impact,’ nó cho bạn biết chương trình nào có tác động lớn và nhỏ đến việc khởi động. Những chương trình có tác động lớn là thủ phạm làm chậm hiệu năng hệ thống của bạn.

Để ngăn một chương trình khởi chạy lúc khởi động, nhấp chuột phải vào chương trình mà bạn muốn chọn và nhấp vào 'Disable.’

4. Dọn dẹp ổ đĩa

Cửa sổ Dọn dẹp ổ đĩa

Một trong những tính năng tích hợp sẵn của Windows 10 là Disk Cleanup. Tính năng này cho phép bạn loại bỏ các tập tin tạm không sử dụng tích lũy trên PC bao gồm ảnh thu nhỏ, tập tin chương trình đã tải về và tập tin internet tạm.

Mở trình đơn Windows và tìm 'Disk Cleanup’ bằng cách tìm kiếm chương trình trong thanh tìm kiếm. Tác vụ này sẽ đưa ra cho bạn một danh sách các tập tin chương trình để xóa. Chọn các tập tin bạn muốn xóa bằng cách đánh dấu vào ô bên cạnh tên. Sau khi bạn đã chọn tất cả các tập tin mà bạn muốn xóa, nhấp vào 'Clean up system files.’ Disk Cleanup sẽ tính toán lượng không gian lưu trữ sẽ được giải phóng.

Hãy tranh thủ xóa luôn các tập tin và ứng dụng khác đang chiếm dụng thêm bộ nhớ hoặc không gian đĩa. Một nơi để kiểm tra các tập tin cũ và không sử dụng để xóa là thư mục Downloads của bạn.

5. Xóa phần mềm cũ

PC của bạn thường được cài sẵn các phần mềm bên thứ ba mà có thể bạn không cần dùng đến. Các phần mềm này được gọi là bloatware và có thể chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ do kích thước lớn và thường hoàn toàn không được sử dụng.

Có thể có những chương trình khác được cài đặt nhưng không bao giờ dùng đến đang làm chậm PC của bạn. Để kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, vào:

  • Control panel > Programs and Features > Uninstall a Program
  • Nhấp chuột phải vào bất kỳ chương trình nào bạn không cần nữa và chọn ‘Uninstall’
6. Tắt hiệu ứng đặc biệt

Thẻ Hiệu ứng đặc biệt trong Tùy chọn hiệu năng trên Windows 10

Windows 10 đi kèm với rất nhiều hiệu ứng đặc biệt để trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn. Những hiệu ứng này mặc định theo Windows và các tính năng khác được lập trình để xuất hiện và biến mất khỏi tầm nhìn. Các tính năng đặc biệt khác tích tụ làm chậm máy của bạn bao gồm độ trong suốt và chuyển động.

Mở trình đơn Windows và tìm kiếm ‘System,’ sau đó vào thẻ 'Advanced System Settings’, sau đó vào thẻ 'Advanced’ và chọn 'Performance Settings.’ Nhấp vào thẻ 'Visual Effects’ và nhấp vào nút radio cho 'Custom.’ Bạn sẽ thấy một danh sách các hiệu ứng hình ảnh mà bạn có thể tắt bằng cách bỏ chọn các ô. Nhấp vào 'Apply’ để xác nhận các thay đổi khi bạn đã xong.

7. Tắt hiệu ứng trong suốt

Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn để hiển thị các tính năng như chuyển động, Windows 10 cũng sử dụng các hiệu ứng trong suốt cho những tính năng nhất định như trình đơn tác vụ. Hiệu ứng có vẻ nhẹ và đơn giản này thực tế lại khá phức tạp và chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn bạn tưởng.

Để tắt hiệu ứng trong suốt, mở trình đơn Windows và gõ 'color settings’ vào thanh tìm kiếm để mở cài đặt màu sắc cho Windows 10. Từ đó cuộn xuống cho đến khi bạn thấy nút 'Transparency effects.’ Nhấp vào nút để bật hoặc tắt hiệu ứng trong suốt.

8. Chạy bảo trì hệ thống

Windows 10 có một tính năng tích hợp sẵn để thực hiện các tác vụ bảo trì hệ thống thường xuyên. Tính năng này bao gồm các tác vụ như chống phân mảnh ổ cứng, quét tìm bản cập nhật và kiểm tra xem có phần mềm độc hại và virus hay không.

Bảo trì hệ thống thường chạy ngầm khi PC rảnh rỗi, nhưng bạn có thể chọn chạy thủ công để xem có vấn đề gì với hệ thống mà bạn muốn kiểm tra hay không.

Để thực hiện điều này, mở Control Panel và chọn 'Security and Maintenance.’ Nhấp vào mũi tên để mở rộng các tùy chọn bảo trì và chọn 'Start Maintenance.’ Bạn sẽ có thể thực hiện kiểm tra bảo trì hệ thống thủ công.

9. Nâng cấp RAM

Cửa sổ Bảo mật và Bảo trì của Windows 10

Một cách quyết liệt để cải thiện tốc độ và hiệu năng của PC là nâng cấp RAM, qua đó sẽ tăng dung lượng bộ nhớ trong hệ thống của bạn. Windows 10 yêu cầu tối thiểu 4GB để chạy mượt mà. Nếu bạn đang sử dụng PC cho các công việc hệ thống nặng như chơi game hoặc sản xuất phương tiện, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc có thêm bộ nhớ.

Nâng cấp RAM có thể cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Để kiểm tra xem PC của bạn cần loại RAM cụ thể nào, mở Task manager (Ctrl + Alt + Delete), sau đó nhấp vào 'Performance.’ Bạn sẽ thấy PC của mình có bao nhiêu khe cắm bộ nhớ cũng như loại RAM, ví dụ như DDR4.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp RAM.

10. Nâng cấp thiết bị lưu trữ của bạn

Nâng cấp thiết bị lưu trữ có thể giúp cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Hầu hết các PC đều trang bị ổ đĩa cứng quay (HDD) nhưng nâng cấp phần cứng lưu trữ của bạn lên ổ cứng thể rắn (SSD) sẽ biến hệ thống của bạn thành một chiếc máy mạnh mẽ hơn.

Ổ SSD thường đắt hơn ổ HDD nhưng cải thiện về thời gian khởi động, thời gian tải chương trình và độ phản hồi tổng thể của hệ thống rất đáng đầu tư.

Ổ SSD có nhiều kích cỡ khác nhau và tùy thuộc vào yêu cầu hệ thống của PC của bạn. Loại ổ cứng này có kích cỡ 2.5 và M.2 cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Hãy nhớ mua đúng loại SSD tương thích với hệ thống của bạn. Bạn cũng có thể truyền tất cả các tập tin và tài liệu của mình từ ổ cứng sang ổ SSD mới, nên bạn không phải lo lắng về việc mất nội dung của PC.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp dung lượng lưu trữ.